Nhìn lại kinh tế-xã hội Việt Nam sau 5 năm gia nhập WTO
 
Sáng 3/4, tại Hà Nội, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế TƯ đã tổ chức hội nghị công bố Báo cáo tổng kết, đánh giá tổng thể tình hình kinh tế - xã hội (KTXH) Việt Nam sau 5 năm gia nhập WTO (báo cáo sẽ được đệ trình Chính phủ).

Theo đó, vấn đề xuyên suốt trong các Chiến lược và Kế hoạch phát triển KTXH là hội nhập kinh tế quốc tế (HNKTQT) sâu rộng và hiệu quả để phát triển nhanh, bền vững nhằm mục tiêu chiến lược đến năm 2020 Việt Nam cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại; đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được cải thiện rõ rệt; vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế tiếp tục được nâng lên.

Thực tế từ năm 2007 đến nay, tình hình kinh tế, chính trị trên thế giới biến đổi nhanh với những diễn biến phức tạp. Trong thời gian qua, tuy quá trình HNKTQT đã đem lại những kết quả tích cực và có những tác động sâu sắc đến kinh tế và xã hội, nhưng cũng đặt ra không ít thách thức. Tiếp cận thị trường xuất nhập khẩu dễ dàng hơn, dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tăng nhanh, môi trường kinh doanh được cải thiện và minh bạch hơn, thể chế kinh tế theo định hướng thị trường được củng cố và hoàn thiện nhanh hơn, thế và lực của Việt Nam trên trường thế giới ngày càng được nâng cao.

Tuy nhiên, thực hiện các cam kết HNKTQT cũng làm nảy sinh một số vấn đề. Các ngành công nghiệp trong nước cũng sẽ gặp nhiều khó khăn trong quá trình điều chỉnh do sức ép cạnh tranh. Mở cửa và hội nhập sâu rộng hơn cũng làm cho nền kinh tế dễ bị tổn thương và có thể dẫn đến các rủi ro và bất ổn kinh tế vĩ mô. Môi trường thiên nhiên có thể bị ảnh hưởng tiêu cực do các hoạt động kinh tế với cường độ cao.

Trong thời gian tới, Việt Nam sẽ thực hiện Chiến lược phát triển KTXH 10 năm 2011-2020 và Kế hoạch phát triển KTXH 5 năm 2011-2015, với mục tiêu thực hiện những đột phá về cải cách thể chế, phát triển kết cấu hạ tầng, nguồn nhân lực, cũng như đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế. Đồng thời, Việt Nam sẽ phải thực hiện đầy đủ hơn các cam kết HNKTQT trong khuôn khổ Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), khu vực và song phương. Một số các cam kết HNKTQT mới quan trọng như Hiệp định thương mại tự do với Liên minh châu Âu, Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương cũng sẽ được đàm phán, ký kết và đi vào thực thi, với phạm vi rộng hơn và mức độ cam kết mở cửa cao hơn.

Do vậy, đánh giá tổng thể tình hình KTXH Việt Nam từ khi gia nhập WTO đến nay để đưa ra các đề xuất điều chỉnh chính sách một cách phù hợp nhằm tiếp tục đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả HNKTQT trong giai đoạn 2011-2015 trở thành một yêu cầu bức thiết.

Báo cáo đánh giá, tổng kết những chuyển biến về KTXH Việt Nam từ khi gia nhập WTO năm 2007 đến 2011 trên các khía cạnh kinh tế (tăng trưởng kinh tế, thương mại, đầu tư, phát triển vùng), ổn định kinh tế vĩ mô (lạm phát, tỷ giá, cán cân thanh toán, thị trường tài chính, ngân sách nhà nước), xã hội (việc làm, an sinh xã hội, đói nghèo), giáo dục, y tế, môi trường và thể chế.

Đề xuất 4 nhóm khuyến nghị phát triển kinh tế, ổn định vĩ mô

Đáng chú ý, trong báo cáo đã tập trung vào 4 nhóm khuyến nghị để trình Chính phủ gồm: các nhóm chính sách kinh tế, nhóm chính sách ổn định kinh tế vĩ mô, nhóm chính sách xã hội, nhóm chính sách liên quan đến thể chế.

Theo đó, ở nhóm các chính sách kinh tế, báo cáo đề cập mạnh đến việc cải thiện môi trường kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh tranh; Giải quyết vấn đề nhập siêu một cách cơ bản để đến năm 2020 đạt được cân bằng cán cân thương mại một cách bền vững, kết hợp với việc nâng cao năng lực sản xuất và xuất khẩu của doanh nghiệp trong nước, đẩy mạnh phát triển các ngành công nghiệp hỗ trợ; nâng cao chất lượng sản phẩm. Chú trọng việc nâng cao năng lực cạnh tranh cả ở 3 cấp độ: quốc gia, doanh nghiệp và mặt hàng. Tiếp theo đó là sớm triển khai Đề án tổng thể tái cơ cấu kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả và năng lực cạnh tranh giai đoạn 2013 - 2020 (Quyết định 339/QĐ-TTg ngày 19/2/2013).

Bên cạnh đó là đề ra các chính sách phù hợp với các cam kết HNKTQT để loại bỏ các dự án FDI không mang lại lợi ích quốc gia. Điều chỉnh cơ cấu FDI theo hướng tăng tỷ trọng dòng vốn vào các ngành sản xuất, đầu tư phải đi kèm với tăng năng lực sản xuất, tạo lợi thế xuất khẩu. Gắn chiến lược thu hút vốn với giám sát quá trình thực thi, hoạt động. Điều chỉnh lại cơ chế phân cấp đầu tư, trong đó có phân cấp ĐTNN.

Mặt khác là ban hành các cơ chế, chính sách khuyến khích tiết kiệm nội địa, thu hút đầu tư từ mọi nguồn vào phát triển kết cấu hạ tầng, các ngành, lĩnh vực tháo gỡ các ách tắc, yếu kém của nền kinh tế, vùng sâu, vùng xa, các trung tâm công nghiệp lớn, các dự án tạo nhiều việc làm. Các tiêu chí thẩm định dự án phải gắn với chất lượng và tính bền vững của dự án, trách nhiệm xã hội của nhà đầu tư.

Hơn nữa, ở nhóm giải pháp ổn định kinh tế vĩ mô, báo cáo đề xuất chính sách tỷ giá cần được định hướng trong một khung khổ chính sách kinh tế vĩ mô chung theo hướng: giúp duy trì khả năng cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam trên thị trường quốc tế; tạo đủ dư địa dao động tỷ giá qua đó tăng tính linh hoạt cho chính sách tiền tệ và vai trò đưa ra tín hiệu trên cơ sở thị trường của tỷ giá; Chủ động và tích cực hợp tác với các nước trong khu vực nhằm ứng phó với những rủi ro chung đối với an ninh tài chính và tiền tệ ở cấp độ khu vực.

Đáng chú ý ở nhóm chính sách xã hội cần tiếp tục cải thiện chất lượng nguồn nhân lực, tăng cường hiệu quả đào tạo, chú trọng các nhóm người lao động yếu thế; nâng cao tính cạnh tranh của lao động Việt Nam; Chú trọng phát triển việc làm; Hỗ trợ người lao động tiếp cận đến hệ thống an sinh xã hội. Đa dạng hóa và phát triển có hiệu quả các chương trình an sinh xã hội đối với các nhóm yếu thế và dễ bị tổn thương trong HNKTQT.

Áp dụng các giải pháp giảm nghèo nhanh, toàn diện và bền vững, bảo đảm cho người nghèo được thụ hưởng thành quả của quá trình tăng trưởng và HNKTQT. Thực hiện đồng bộ, toàn diện và hiệu quả các chương trình, dự án giảm nghèo; tạo cơ hội cho hộ nghèo tiếp cận các chính sách trợ giúp về hạ tầng phục vụ sản xuất xuất khẩu, đất đai, tín dụng, dạy nghề, tạo việc làm, khuyến nông – lâm – ngư, tiêu thụ sản phẩm.

Theo đánh giá của các chuyên gia, nếu thực hiện tốt các khuyến nghị chính sách trên sẽ phát huy tối đa các cơ hội, giảm thiểu các tác động không mong muốn trong khi nền kinh tế hội nhập sâu rộng hơn; hoàn thành tốt các mục tiêu của Chiến lược phát triển KTXH 2011-2020 và Kế hoạch phát triển KTXH 2011-2015 của Việt Nam.

                                                                                                           Theo Hanoimoi

Tin khác :
•   Kiến trúc độc đáo của văn phòng của Google ở Hà Lan
•   Bộ trưởng Trịnh Đình Dũng làm việc với Tập đoàn Taisei Nhật Bản
•   Ngành xây dựng Singapore tiếp tục phát triển mạnh
•   9 thành phố "xanh đỏ tím vàng" lòe loẹt nhất thế giới
•   Giảm căn hộ loại lớn trong năm 2014
•   Bất động sản thương mại "lọt mắt xanh" của các nhà đầu tư toàn cầu
•   Patuxay, khải hoàn môn của người Lào
•   Tổng hợp 10 thư viện có kiến trúc đẹp nhất trong năm 2013
•   Tòa tháp siêu xa xỉ của Porsche khiến giới tỉ phú “phát cuồng”
•   Choáng với siêu biệt thự kiểu Pháp hướng biển giá gần 3.000 tỷ đồng
•   Vẻ đẹp của dinh thự hơn 570 tỷ đồng có quầy bar bí mật
•   Kinh tế Việt Nam đã thoát khỏi khó khăn
•   Công trình chưa hoàn thiện đã đoạt giải về kiến trúc
•   Những cây cầu có kiến trúc kỳ lạ
•   Trường học nổi tại Makoko
•   Seoul sẽ có tháp “vô hình” đầu tiên trên thế giới
•   “Nhà thụ động”
•   Kinh tế khởi sắc là tín hiệu tốt cho thị trường BĐS
•   Nhật Bản: Công nghệ chống động đất mới cho tòa nhà cao tầng
•   Gia tăng nguồn tiền đổ vào bất động sản
•   Độc đáo khách sạn giữa lòng sa mạc
•   “Ốc đảo xanh”
•   "Ring of Life" dự án khổng lồ tại Trung Quốc
•   Công nghệ mô phỏng 3D - giải pháp đột phá cho các kỹ sư
•   Khi Bộ trưởng thấu hiểu ước nguyện nhà ở của dân
•   Dân được lợi gì từ chính quyền đô thị?
•   Công nghệ đào hầm tiết kiệm năng lượng
•   Phát triển nhà xã hội để điều chỉnh lệch pha cung - cầu
•   Khám phá bức tường trèo cao nhất hành tinh
•   Ngắm nhà ga dát vàng siêu sang ở Ả Rập
•   Mặt tiền pa-nô năng lượng mặt trời và cây xanh
•   Xây dựng mới tại Klaksvik - Đan Mạch
•   Dự án nhà ở bảo tồn năng lượng tại Hàn Quốc
•   TP.HCM công bố Quyết định điều chỉnh quy hoạch giao thông
•   Bộ Xây dựng: Hướng dẫn xác định đối tượng được vay gói hỗ trợ nhà ở 30 nghìn tỷ đồng
•   Định hướng phát triển hệ thống đô thị Việt Nam theo hướng tăng trưởng xanh
•   TP.HCM: Hạn chế xây nhà cao tầng
•   Vẻ đẹp của pháo đài
•   Thủ tướng dự Hội nghị Diễn đàn Kinh tế thế giới về Đông Á
•   Gói tín dụng 30 nghìn tỷ cho vay BĐS: Đã có tín hiệu tích cực
•   Chính sách phát triển nhà ở xã hội của Hà Lan
•   Chiến lược phát triển xanh của Toronto
•   7 kỷ lục Việt Nam mới được xác lập kỷ lục châu Á
•   Quan hệ Việt Nam-Singapore hướng tới tầm cao mới
•   Công nghệ túi đất
•   Mời tư vấn nước ngoài nghiên cứu quy hoạch vùng Thủ đô Hà Nội
•   Nhà thờ xây dựng trên... cột đá
•   Thăm quan “Vườn mây” độc đáo tại Áo
•   Sàn nhảy tạo ra năng lượng
•   Trường học tại Mỹ dùng sinh khối gỗ dăm và mái nhà xanh để cắt giảm chi phí năng lượng mùa đông
•   Những biểu tượng của kiến trúc hiện đại
•   Có 1 tỷ đồng, làm sao mua nhà ở ngay?
•   Tòa nhà năng lượng từ tảo đầu tiên trên thế giới
•   Những thành phố rực rỡ sắc màu
•   Chiêm ngưỡng căn hộ penthouse đắt nhất thế giới
•   Nhà ở xã hội ở Singapore đẹp như chung cư cao cấp
•   Đột phá trong giải pháp phát triển hạ tầng giao thông
•   Những dự án BĐS "hồi sinh"
•   TP.HCM: Hàng nghìn doanh nghiệp "hồi sinh"
•   Cuộc đua xây tháp cao nhất thế giới ở Trung Đông ngày càng “nóng”
•   Khám phá biệt thự hơn 800 tỷ đồng với nội thất quý tộc
•   Khám phá “khu phố trắng” ở Tây Ban Nha
•   Nhìn lại kinh tế-xã hội Việt Nam sau 5 năm gia nhập WTO
•   Sản xuất công nghiệp sẽ khả quan hơn
•   10 dinh thự đắt nhất thế giới của tỷ phú
•   Nhà 4,6 triệu USD điều khiển bằng iPad
•   Kiến trúc sư Mỹ được tôn vinh với công trình tại Việt Nam
•   Đức - Thị trường bất động sản hấp dẫn nhất châu Âu
•   Khách sạn Utter Inn
•   Công trình NEO Bankside
•   Thương hiệu “Thụy điển”
•   Văn Miếu - Quốc Tử Giám, biểu tượng trường tồn tinh hoa văn hóa, giáo dục Việt Nam
•   Triển khai nhiều giải pháp xử lý mất cân đối thị trường bất động sản
•   Chinh phục thế giới bằng công trình kiến trúc
•   Kinh nghiệm về xây dựng hình ảnh đô thị của “Thủ đô xanh nhất châu Âu”
•   Cung điện dưới lòng đất Mát-xcơ-va
•   Stockholm– Thủ đô duyên dáng đến lạ kỳ
•   Làng ứng dụng năng lượng tái tạo tại Ý
•   Putrajaya – đô thị có quy hoạch thông minh của Malaysia
•   Kinh ngạc những tòa nhà xây tốc độ "tên lửa"
•   10 luật có hiệu lực từ 1.1.2013
•   Cầu đi bộ hình “Vỏ sò” trên sông Hàn
•   Di sản nổi tiếng thế giới – quần thể khu đền Khajuraho
•   Việc đòi nợ và sự khôn ngoan
•   BeekmanTower: Tòa nhà đẹp nhất thế giới năm 2012
•   Nghệ thuật chiếu sáng Giáng sinh
•   Khám phá “rừng nhiệt đới nhân tạo” lớn nhất thế giới
•   Nhật Bản ra mắt tàu đệm từ siêu tốc mới hiện đại nhất thế giới
•   Chiêm ngưỡng khách sạn xây bằng 10 tấn muối
•   Dự án nhà ga siêu lớn của Mỹ
•   Ngắm đường hầm tình yêu lãng mạn nhất thế giới
•   Praha xinh đẹp
•   Chiêm ngưỡng khách sạn núi lửa ở Chile
•   Khám phá khu vườn tuyệt đẹp ở Anh
•   Khám phá nét độc đáo của công trình "tưởng tượng đại dương"
•   Antalya - làng cổ triệu dân
•   Chiêm ngưỡng nhà kính lớn nhất thế giới Eden
•   Độc đáo với khách sạn nổi phòng ngủ chìm
•   Biến đổi không gian thang máy
•   Chiêm ngưỡng ngôi nhà mỏng nhất thế giới ở Ba Lan
•   5 cây cầu có vẻ đẹp đáng kinh ngạc nhất trên thế giới
>> Xem tất cả <<