10 luật có hiệu lực từ 1.1.2013
 
Bắt đầu từ 1.1.2013, 10 luật sẽ có hiệu lực, bao gồm: Luật Công đoàn (sửa đổi); Luật Giáo dục đại học; Luật Phòng, chống rửa tiền; Luật Bảo hiểm tiền gửi; Luật Quảng cáo; Luật Giá; Luật Tài nguyên nước; Luật Giám định tư pháp; Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật; và Luật Biển Việt Nam. Trong số này, một số luật có tác động mạnh đến đời sống người dân, công nhân lao động và tổ chức công đoàn.

1. Luật Công đoàn (sửa đổi) được thông qua tại kỳ họp thứ ba, Quốc hội khóa XIII. Luật gồm 6 chương, 33 điều, tăng 2 chương và 14 điều so với Luật Công đoàn hiện hành. Ngoài các nội dung cơ bản của Luật Công đoàn hiện hành được giữ lại, Luật Công đoàn (sửa đổi) thiết lập một số điều khoản mới chủ yếu liên quan đến việc quy định rõ thêm trách nhiệm của các cơ quan nhà nước, đơn vị, doanh nghiệp, những bảo đảm cho công đoàn hoạt động và cơ chế giải quyết tranh chấp, xử lý vi phạm pháp luật công đoàn.

Theo đó, 4 điểm nổi bật trong Luật Công đoàn (sửa đổi) gồm: Tất cả các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đều có nghĩa vụ trích nộp kinh phí CĐ bằng 2% quỹ lương làm căn cứ đóng BHXH, cho dù cơ quan, tổ chức, DN đó đã thành lập được CĐ cơ sở hay chưa. Không cho phép LĐ là người nước ngoài gia nhập CĐVN.

Thêm cơ chế bảo vệ cán bộ công đoàn như: Khoản 1, Điều 25 quy định: “Trường hợp hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hết hạn mà người lao động là cán bộ công đoàn không chuyên trách đang trong nhiệm kỳ thì được gia hạn hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc đến hết nhiệm kỳ”. Không đổi tên Tổng LĐLĐVN sang Tổng Công đoàn Việt Nam.

2. Luật Biển Việt Nam có 7 chương và 55 điều, quy định về đường cơ sở, nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa, các đảo, quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa và quần đảo khác thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia của Việt Nam; hoạt động trong vùng biển Việt Nam; phát triển kinh tế biển; quản lý và bảo vệ biển, đảo.

Luật Biển Việt Nam tiếp tục khẳng định chủ trương nhất quán của Nhà nước Việt Nam là giải quyết các tranh chấp liên quan đến biển, đảo với các nước láng giềng bằng các biện pháp hòa bình, phù hợp với Công ước Luật Biển năm 1982, pháp luật và thực tiễn quốc tế. Nhà nước Việt Nam đẩy mạnh hợp tác quốc tế về biển với các nước, các tổ chức quốc tế và khu vực; trong đó có nhiều lĩnh vực hợp tác cụ thể về biển và đại dương.

3. Với 5 chương, 50 điều, Luật Phòng, chống rửa tiền được ban hành đã hoàn thiện hơn về mặt pháp lý cho việc minh bạch nền tài chính quốc gia. Đây là bộ chế định về các biện pháp phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, xử lý tổ chức, cá nhân có hành vi rửa tiền; trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phòng, chống rửa tiền, hợp tác quốc tế trong phòng, chống rửa tiền.

4. Đối với Luật Bảo hiểm tiền gửi có 7 chương, 39 điều, được ban hành nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người gửi tiền, góp phần duy trì sự ổn định của hệ thống các tổ chức tín dụng, bảo đảm sự phát triển an toàn, lành mạnh của hoạt động ngân hàng.

5. Với 5 chương, 43 điều, Luật Quảng cáo quy định các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ cấm quảng cáo gồm: Thuốc lá, rượu có nồng độ cồn từ 15 độ trở lên, sữa dùng cho trẻ dưới 24 tháng tuổi, sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ dưới 6 tháng tuổi, bình vú, vú ngậm nhân tạo;...

6. Với 5 chương, 48 điều, Luật Giá có điểm mới là quy định chế độ phải công khai thông tin về giá đối với cơ quan nhà nước và tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh, góp phần làm cho thị trường hoạt động công khai, minh bạch.

7. So với Luật Tài nguyên nước hiện hành, Luật Tài nguyên nước (sửa đổi) đã bổ sung 39 điều mới hoàn toàn về nội dung và sửa đổi, bổ sung 40 điều. Luật có 10 chương, 79 điều, quy định rõ tài nguyên nước không chỉ có nước mà còn bao gồm cả sông, suối, hồ chứa... để tránh bỏ sót đối tượng quản lý...

8. Luật Giám định tư pháp được thiết kế 8 chương với 46 điều, quy định về tổ chức và hoạt động giám định tư pháp. Quy định này của luật đã mở ra cơ hội mới, tạo điều kiện chủ động cho các bên đương sự chủ động thu thập chứng cứ để chứng minh, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

9. Với 5 chương, 41 điều, Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật quy định về quyền được thông tin về pháp luật và trách nhiệm tìm hiểu, học tập pháp luật của công dân; chính sách của Nhà nước về phổ biến giáo dục pháp luật và xã hội hóa công tác phổ biến giáo dục pháp luật; quản lý nhà nước về phổ biến giáo dục pháp luật...

10. Luật Giáo dục đại học đã quy định về tổ chức cơ sở giáo dục ĐH; nhiệm vụ và quyền hạn của cơ sở giáo dục ĐH; các hoạt động về đào tạo, nghiên cứu khoa học và công nghệ, hợp tác quốc tế; bảo đảm chất lượng và kiểm định chất lượng giáo dục đại học.
                                                                                                  Theo Báo Lao Động

Tin khác :
•   Kiến trúc độc đáo của văn phòng của Google ở Hà Lan
•   Bộ trưởng Trịnh Đình Dũng làm việc với Tập đoàn Taisei Nhật Bản
•   Ngành xây dựng Singapore tiếp tục phát triển mạnh
•   9 thành phố "xanh đỏ tím vàng" lòe loẹt nhất thế giới
•   Giảm căn hộ loại lớn trong năm 2014
•   Bất động sản thương mại "lọt mắt xanh" của các nhà đầu tư toàn cầu
•   Patuxay, khải hoàn môn của người Lào
•   Tổng hợp 10 thư viện có kiến trúc đẹp nhất trong năm 2013
•   Tòa tháp siêu xa xỉ của Porsche khiến giới tỉ phú “phát cuồng”
•   Choáng với siêu biệt thự kiểu Pháp hướng biển giá gần 3.000 tỷ đồng
•   Vẻ đẹp của dinh thự hơn 570 tỷ đồng có quầy bar bí mật
•   Kinh tế Việt Nam đã thoát khỏi khó khăn
•   Công trình chưa hoàn thiện đã đoạt giải về kiến trúc
•   Những cây cầu có kiến trúc kỳ lạ
•   Trường học nổi tại Makoko
•   Seoul sẽ có tháp “vô hình” đầu tiên trên thế giới
•   “Nhà thụ động”
•   Kinh tế khởi sắc là tín hiệu tốt cho thị trường BĐS
•   Nhật Bản: Công nghệ chống động đất mới cho tòa nhà cao tầng
•   Gia tăng nguồn tiền đổ vào bất động sản
•   Độc đáo khách sạn giữa lòng sa mạc
•   “Ốc đảo xanh”
•   "Ring of Life" dự án khổng lồ tại Trung Quốc
•   Công nghệ mô phỏng 3D - giải pháp đột phá cho các kỹ sư
•   Khi Bộ trưởng thấu hiểu ước nguyện nhà ở của dân
•   Dân được lợi gì từ chính quyền đô thị?
•   Công nghệ đào hầm tiết kiệm năng lượng
•   Phát triển nhà xã hội để điều chỉnh lệch pha cung - cầu
•   Khám phá bức tường trèo cao nhất hành tinh
•   Ngắm nhà ga dát vàng siêu sang ở Ả Rập
•   Mặt tiền pa-nô năng lượng mặt trời và cây xanh
•   Xây dựng mới tại Klaksvik - Đan Mạch
•   Dự án nhà ở bảo tồn năng lượng tại Hàn Quốc
•   TP.HCM công bố Quyết định điều chỉnh quy hoạch giao thông
•   Bộ Xây dựng: Hướng dẫn xác định đối tượng được vay gói hỗ trợ nhà ở 30 nghìn tỷ đồng
•   Định hướng phát triển hệ thống đô thị Việt Nam theo hướng tăng trưởng xanh
•   TP.HCM: Hạn chế xây nhà cao tầng
•   Vẻ đẹp của pháo đài
•   Thủ tướng dự Hội nghị Diễn đàn Kinh tế thế giới về Đông Á
•   Gói tín dụng 30 nghìn tỷ cho vay BĐS: Đã có tín hiệu tích cực
•   Chính sách phát triển nhà ở xã hội của Hà Lan
•   Chiến lược phát triển xanh của Toronto
•   7 kỷ lục Việt Nam mới được xác lập kỷ lục châu Á
•   Quan hệ Việt Nam-Singapore hướng tới tầm cao mới
•   Công nghệ túi đất
•   Mời tư vấn nước ngoài nghiên cứu quy hoạch vùng Thủ đô Hà Nội
•   Nhà thờ xây dựng trên... cột đá
•   Thăm quan “Vườn mây” độc đáo tại Áo
•   Sàn nhảy tạo ra năng lượng
•   Trường học tại Mỹ dùng sinh khối gỗ dăm và mái nhà xanh để cắt giảm chi phí năng lượng mùa đông
•   Những biểu tượng của kiến trúc hiện đại
•   Có 1 tỷ đồng, làm sao mua nhà ở ngay?
•   Tòa nhà năng lượng từ tảo đầu tiên trên thế giới
•   Những thành phố rực rỡ sắc màu
•   Chiêm ngưỡng căn hộ penthouse đắt nhất thế giới
•   Nhà ở xã hội ở Singapore đẹp như chung cư cao cấp
•   Đột phá trong giải pháp phát triển hạ tầng giao thông
•   Những dự án BĐS "hồi sinh"
•   TP.HCM: Hàng nghìn doanh nghiệp "hồi sinh"
•   Cuộc đua xây tháp cao nhất thế giới ở Trung Đông ngày càng “nóng”
•   Khám phá biệt thự hơn 800 tỷ đồng với nội thất quý tộc
•   Khám phá “khu phố trắng” ở Tây Ban Nha
•   Nhìn lại kinh tế-xã hội Việt Nam sau 5 năm gia nhập WTO
•   Sản xuất công nghiệp sẽ khả quan hơn
•   10 dinh thự đắt nhất thế giới của tỷ phú
•   Nhà 4,6 triệu USD điều khiển bằng iPad
•   Kiến trúc sư Mỹ được tôn vinh với công trình tại Việt Nam
•   Đức - Thị trường bất động sản hấp dẫn nhất châu Âu
•   Khách sạn Utter Inn
•   Công trình NEO Bankside
•   Thương hiệu “Thụy điển”
•   Văn Miếu - Quốc Tử Giám, biểu tượng trường tồn tinh hoa văn hóa, giáo dục Việt Nam
•   Triển khai nhiều giải pháp xử lý mất cân đối thị trường bất động sản
•   Chinh phục thế giới bằng công trình kiến trúc
•   Kinh nghiệm về xây dựng hình ảnh đô thị của “Thủ đô xanh nhất châu Âu”
•   Cung điện dưới lòng đất Mát-xcơ-va
•   Stockholm– Thủ đô duyên dáng đến lạ kỳ
•   Làng ứng dụng năng lượng tái tạo tại Ý
•   Putrajaya – đô thị có quy hoạch thông minh của Malaysia
•   Kinh ngạc những tòa nhà xây tốc độ "tên lửa"
•   10 luật có hiệu lực từ 1.1.2013
•   Cầu đi bộ hình “Vỏ sò” trên sông Hàn
•   Di sản nổi tiếng thế giới – quần thể khu đền Khajuraho
•   Việc đòi nợ và sự khôn ngoan
•   BeekmanTower: Tòa nhà đẹp nhất thế giới năm 2012
•   Nghệ thuật chiếu sáng Giáng sinh
•   Khám phá “rừng nhiệt đới nhân tạo” lớn nhất thế giới
•   Nhật Bản ra mắt tàu đệm từ siêu tốc mới hiện đại nhất thế giới
•   Chiêm ngưỡng khách sạn xây bằng 10 tấn muối
•   Dự án nhà ga siêu lớn của Mỹ
•   Ngắm đường hầm tình yêu lãng mạn nhất thế giới
•   Praha xinh đẹp
•   Chiêm ngưỡng khách sạn núi lửa ở Chile
•   Khám phá khu vườn tuyệt đẹp ở Anh
•   Khám phá nét độc đáo của công trình "tưởng tượng đại dương"
•   Antalya - làng cổ triệu dân
•   Chiêm ngưỡng nhà kính lớn nhất thế giới Eden
•   Độc đáo với khách sạn nổi phòng ngủ chìm
•   Biến đổi không gian thang máy
•   Chiêm ngưỡng ngôi nhà mỏng nhất thế giới ở Ba Lan
•   5 cây cầu có vẻ đẹp đáng kinh ngạc nhất trên thế giới
>> Xem tất cả <<