Bộ Xây dựng: Hướng dẫn xác định đối tượng được vay gói hỗ trợ nhà ở 30 nghìn tỷ đồng Ngày 25/6, Bộ Xây dựng đã ban hành công văn số 1250 /BXD-QLN gửi Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và 5 ngân hàng thương mại (NHTM) Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, NHTM CPĐầu tư và Phát triển Việt Nam, NHTM CP Công thương Việt Nam, NHTM CP Ngoại thương Việt Nam, NHTM CP Phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long hướng dẫn xác định đối tượng cho vay theo Thông tư số 11/2013/TT-NHNN và Thông tư số 07/2013/TT-BXD ngày 15/5/2013 (quy định về việc cho vay hỗ trợ nhà ở và hướng dẫn việc xác định các đối tượng được vay vốn hỗ trợ nhà ở theo quy định tại Nghị quyết số 02/NQ-CP của Chính phủ). Doanh nghiệp được vay vốn để trả các chi phí chưa thanh toán phát sinh từ ngày 07/01/2013 Cụ thể, đối với doanh nghiệp (DN), Bộ Xây dựng hướng dẫn, đối tượng phải là chủ đầu tư nhà ở xã hội (NƠXH); chủ đầu tư dự án nhà ở thương mại được chuyển đổi công năng sang dự án NƠXH; chủ đầu tư các dự án nhà ở sinh viên, nhà ở công nhân KCN, nhà ở cho người có thu nhập thấp (TNT) tại khu vực đô thị. Các DN thuộc đối tượng nêu trên phải đáp ứng các điều kiện là có dự án đầu tư được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật; Có văn bản chấp thuận đầu tư của cấp có thẩm quyền; Đã có đất sạch và giấy phép xây dựng (trường hợp được miễn giấy phép xây dựng theo quy định của pháp luật về xây dựng thì có văn bản xác nhận của Sở Xây dựng địa phương nơi có dự án); Có mục đích vay vốn để trả các chi phí chưa thanh toán phát sinh từ ngày 07/01/2013 (không bao gồm chi phí thuế) để thực hiện các dự án NƠXH, dự án nhà ở thương mại được chuyển đổi công năng sang dự án NƠXH. Về trình tự, thủ tục, Bộ Xây dựng hướng dẫn: DN trực tiếp hoặc thông qua UBND cấp tỉnh gửi hồ sơ đáp ứng các điều kiện nêu trên, kèm theo nhu cầu lượng vốn cần vay về Bộ Xây dựng để kiểm tra, thẩm định và tổng hợp gửi Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các ngân hàng; DN liên hệ trực tiếp tới với 1 trong 5 ngân hàng quy định tại Thông tư số 11/2013/TT-NHNN ngày 15/5/2013 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam để được xem xét cho vay vốn. Có thể dùng căn hộ NƠXH, nhà ở TNT làm tài sản bảo đảm khoản vay Đối với người (hộ gia đình, cá nhân) thuê, thuê mua, mua NƠXH (bao gồm cả nhà ở TNT), đối tượng phải là cán bộ, công chức, viên chức hưởng lương từ ngân sách nhà nước thuộc các cơ quan Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội, xã hội - nghề nghiệp; viên chức thuộc các đơn vị sự nghiệp công lập; lực lượng vũ trang nhân dân; người lao động thuộc các đơn vị sự nghiệp ngoài công lập, DN thuộc các thành phần kinh tế, hợp tác xã được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật; người đã được nghỉ lao động theo chế độ quy định; người lao động tự do, kinh doanh cá thể. Điều kiện để các đối tượng trên được vay vốn gồm: Hộ gia đình, cá nhân có hợp đồng thuê, thuê mua, mua NƠXH đã ký kết với chủ đầu tư dự án sau ngày 07/01/2013; Có đủ mức vốn tối thiểu tham gia vào phương án vay theo quy định và đáp ứng khả năng trả nợ theo điều kiện vay vốn của Ngân hàng. Đặc biệt, người mua, thuê, thuê mua NƠXH, nhà ở TNT có thể dùng căn hộ NƠXH, nhà ở NTN đã hoàn thành hoặc sẽ hình thành trong tương lai để làm tài sản bảo đảm khoản vay với Ngân hàng. Người thuê, thuê mua, mua nhà NƠXH có nhu cầu vay vốn, có đủ điều kiện nêu trên liên hệ với 1 trong 5 Ngân hàng được giao cho vay hỗ trợ nhà ở theo quy định tại Thông tư số 11/2013/TT – NHNN của Ngân hàng Nhà nước để xem xét được vay vốn. Ngân hàng không yêu cầu thêm các thủ tục xác nhận về đối tượng, điều kiện khác. Trường hợp ngân hàng yêu cầu khách hàng chứng minh về thu nhập để bảo đảm cho phương án trả nợ thì thực hiện theo quy định của ngân hàng. Vay vốn để thuê, mua nhà ở thương mại không yêu cầu phải có xác nhận về điều kiện thu nhập Đối với người (hộ gia đình, cá nhân) thuê, mua nhà ở thương mại có diện tích nhỏ hơn 70 m2, giá bán dưới 15 triệu đồng/m2, theo hướng dẫn của Bộ Xây dựng, đối tượng gồm: Cán bộ, công chức, viên chức hưởng lương từ ngân sách nhà nước thuộc các cơ quan Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội, xã hội - nghề nghiệp; viên chức thuộc các đơn vị sự nghiệp công lập; lực lượng vũ trang nhân dân; người lao động thuộc các đơn vị sự nghiệp ngoài công lập, DN thuộc các thành phần kinh tế, hợp tác xã được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật; người đã được nghỉ lao động theo chế độ quy định; người lao động tự do, kinh doanh cá thể. Điều kiện để các đối tượng trên được vay vốn là chưa có nhà ở thuộc sở hữu của mình hoặc có nhà ở nhưng diện tích quá chật chội. Cụ thể, đối tượng có nhà ở là căn hộ chung cư nhưng diện tích nhà ở bình quân của hộ gia đình thấp hơn 8m2 sử dụng/người; có nhà ở riêng lẻ nhưng diện tích nhà ở bình quân của hộ gia đình thấp hơn 8m2 sử dụng/người và diện tích khuôn viên đất của nhà ở đó thấp hơn tiêu chuẩn diện tích đất tối thiểu thuộc diện được phép cải tạo, xây dựng theo quy định của UBND cấp tỉnh. Đối tượng được vay vốn phải có hộ khẩu thường trú tại tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi có dự án nhà ở. Đối với trường hợp tạm trú thì phải có đóng bảo hiểm xã hội từ 1 năm trở lên. Đồng thời, đối tượng được vay vốn phải đáp ứng đủ các điều kiện khác là đã có hợp đồng thuê, mua nhà ở thương mại theo quy định của pháp luật, ký kết sau ngày 07/01/2013; Có đủ mức vốn tối thiểu tham gia vào phương án vay theo quy định và đáp ứng khả năng trả nợ theo điều kiện vay vốn của Ngân hàng. Người thuê, mua nhà ở thương mại có thể dùng căn hộ đã hoàn thành hoặc sẽ hình thành trong tương lai để làm tài sản bảo đảm khoản vay với Ngân hàng. Bộ Xây dựng hướng dẫn chi tiết trình tự, thủ tục xác nhận đủ điều kiện vay vốn. Theo đó, đối với các đối tượng là cán bộ, công chức, viên chức hưởng lương từ ngân sách nhà nước thuộc các cơ quan Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội, xã hội - nghề nghiệp; viên chức thuộc các đơn vị sự nghiệp công lập; lực lượng vũ trang nhân dân thì cơ quan nơi đối tượng đang công tác xác nhận về nơi công tác và thực trạng về nhà ở (theo mẫu quy định tại Phụ lục 1, Thông tư số 07/2013/TT-BXD) và phải chịu trách nhiệm về nội dung xác nhận của mình, không yêu cầu xác nhận về điều kiện thu nhập. Đối với các đối tượng là người lao động thuộc các đơn vị sự nghiệp ngoài công lập, DN thuộc các thành phần kinh tế, hợp tác xã được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật; người đã được nghỉ lao động theo chế độ quy định; người lao động tự do, kinh doanh cá thể thì UBND xã, phường nơi đối tượng có hộ khẩu thường trú hoặc đăng ký tạm trú xác nhận về hộ khẩu và thực trạng nhà ở (theo mẫu quy định tại Phụ lục 2, Thông tư số 07/2013/TT-BXD), không yêu cầu phải có xác nhận về điều kiện thu nhập. Người thuê, mua nhà ở thương mại, có diện tích nhỏ hơn 70 m2, giá bán dưới 15 triệu đồng/m2, có nhu cầu vay vốn, có đủ điều kiện nói trên thì liên hệ với 1 trong 5 Ngân hàng được giao cho vay hỗ trợ nhà ở theo quy định tại Thông tư số 11/2013/TT – NHNN của Ngân hàng Nhà nước để xem xét được vay vốn. Ngân hàng không yêu cầu thêm các thủ tục xác nhận về đối tượng, điều kiện khác. Trường hợp ngân hàng yêu cầu khách hàng chứng minh về thu nhập để bảo đảm cho phương án trả nợ thì thực hiện theo quy định của ngân hàng. Không được bắt buộc khách hàng phải vay vốn tại cùng một ngân hàng mà chủ đầu tư đã vay vốn Công văn số 1250/BXD-QLN của Bộ Xây dựng cũng nêu rõ: Việc giải ngân cho vay hỗ trợ nhà ở kết thúc khi Ngân hàng Nhà nước giải ngân hết số tiền tái cấp vốn, nhưng tối đa là 36 tháng kể từ ngày 01/6/2013. Để tạo điều kiện thuận lợi cho các khách hàng là hộ gia đình, cá nhân trong quá trình vay vốn, Bộ Xây dựng đề nghị các ngân hàng phối hợp với các chủ đầu tư dự án có nhà ở bán cho khách hàng, hướng dẫn người mua được tiếp cận vốn vay, nếu có nhu cầu, tốt nhất là tạo điều kiện để người mua được vay cùng một ngân hàng với chủ đầu tư. Tuy vậy, không được bắt buộc khách hàng là hộ gia đình, cá nhân phải vay vốn tại cùng một ngân hàng mà chủ đầu tư đã vay vốn. Bộ Xây dựng cũng lưu ý các ngân hàng: Do các DN là chủ đầu tư các dự án nhà ở thương mại có các căn hộ có diện tích nhỏ hơn 70 m2, giá bán dưới 15 triệu đồng/m2 không thuộc đối tượng được vay vốn trong gói tín dụng hỗ trợ nhà ở theo Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 07/01/2013 của Chính phủ, nhưng khách hàng là hộ gia đình, cá nhân mua nhà ở thương mại có có diện tích nhỏ hơn 70 m2, giá bán dưới 15 triệu đồng/m2 thì lại thuộc đối tượng được vay vốn trong gói tín dụng hỗ trợ nhà ở, vì vậy, khi ngân hàng xem xét cho khách hàng là hộ gia đình, cá nhân mua nhà ở thương mại có diện tích nhỏ hơn 70 m2, giá bán dưới 15 triệu đồng/m2 vay vốn thì không xem xét dự án đó có được vay vốn trong gói tín dụng hỗ trợ nhà ở hay không. Về diện tích và giá bán đối với nhà ở thương mại ghi trong hợp đồng mua, bán giữa chủ đầu tư và khách hàng, Bộ Xây dựng hướng dẫn: Đối với giá bán phải đáp ứng quy định tại khoản 3, Điều 5, Thông tư số 07/2013/TT-BXD và phải thấp hơn 15 triệu đồng/m2. Đối với diện tích căn hộ, do đặc thù của sản phẩm xây dựng và phương thức bán nhà hình thành trong tương lai, chấp nhận diện tích căn hộ ghi trong hợp đồng là tạm tính nhưng với quy mô nhỏ hơn 70 m2, khi hoàn công có thể thay đổi theo thực tế. |
Tin khác : • Kiến trúc độc đáo của văn phòng của Google ở Hà Lan • Bộ trưởng Trịnh Đình Dũng làm việc với Tập đoàn Taisei Nhật Bản • Ngành xây dựng Singapore tiếp tục phát triển mạnh • 9 thành phố "xanh đỏ tím vàng" lòe loẹt nhất thế giới • Giảm căn hộ loại lớn trong năm 2014 • Bất động sản thương mại "lọt mắt xanh" của các nhà đầu tư toàn cầu • Patuxay, khải hoàn môn của người Lào • Tổng hợp 10 thư viện có kiến trúc đẹp nhất trong năm 2013 • Tòa tháp siêu xa xỉ của Porsche khiến giới tỉ phú “phát cuồng” • Choáng với siêu biệt thự kiểu Pháp hướng biển giá gần 3.000 tỷ đồng • Vẻ đẹp của dinh thự hơn 570 tỷ đồng có quầy bar bí mật • Kinh tế Việt Nam đã thoát khỏi khó khăn • Công trình chưa hoàn thiện đã đoạt giải về kiến trúc • Những cây cầu có kiến trúc kỳ lạ • Trường học nổi tại Makoko • Seoul sẽ có tháp “vô hình” đầu tiên trên thế giới • “Nhà thụ động” • Kinh tế khởi sắc là tín hiệu tốt cho thị trường BĐS • Nhật Bản: Công nghệ chống động đất mới cho tòa nhà cao tầng • Gia tăng nguồn tiền đổ vào bất động sản • Độc đáo khách sạn giữa lòng sa mạc • “Ốc đảo xanh” • "Ring of Life" dự án khổng lồ tại Trung Quốc • Công nghệ mô phỏng 3D - giải pháp đột phá cho các kỹ sư • Khi Bộ trưởng thấu hiểu ước nguyện nhà ở của dân • Dân được lợi gì từ chính quyền đô thị? • Công nghệ đào hầm tiết kiệm năng lượng • Phát triển nhà xã hội để điều chỉnh lệch pha cung - cầu • Khám phá bức tường trèo cao nhất hành tinh • Ngắm nhà ga dát vàng siêu sang ở Ả Rập • Mặt tiền pa-nô năng lượng mặt trời và cây xanh • Xây dựng mới tại Klaksvik - Đan Mạch • Dự án nhà ở bảo tồn năng lượng tại Hàn Quốc • TP.HCM công bố Quyết định điều chỉnh quy hoạch giao thông • Bộ Xây dựng: Hướng dẫn xác định đối tượng được vay gói hỗ trợ nhà ở 30 nghìn tỷ đồng • Định hướng phát triển hệ thống đô thị Việt Nam theo hướng tăng trưởng xanh • TP.HCM: Hạn chế xây nhà cao tầng • Vẻ đẹp của pháo đài • Thủ tướng dự Hội nghị Diễn đàn Kinh tế thế giới về Đông Á • Gói tín dụng 30 nghìn tỷ cho vay BĐS: Đã có tín hiệu tích cực • Chính sách phát triển nhà ở xã hội của Hà Lan • Chiến lược phát triển xanh của Toronto • 7 kỷ lục Việt Nam mới được xác lập kỷ lục châu Á • Quan hệ Việt Nam-Singapore hướng tới tầm cao mới • Công nghệ túi đất • Mời tư vấn nước ngoài nghiên cứu quy hoạch vùng Thủ đô Hà Nội • Nhà thờ xây dựng trên... cột đá • Thăm quan “Vườn mây” độc đáo tại Áo • Sàn nhảy tạo ra năng lượng • Trường học tại Mỹ dùng sinh khối gỗ dăm và mái nhà xanh để cắt giảm chi phí năng lượng mùa đông • Những biểu tượng của kiến trúc hiện đại • Có 1 tỷ đồng, làm sao mua nhà ở ngay? • Tòa nhà năng lượng từ tảo đầu tiên trên thế giới • Những thành phố rực rỡ sắc màu • Chiêm ngưỡng căn hộ penthouse đắt nhất thế giới • Nhà ở xã hội ở Singapore đẹp như chung cư cao cấp • Đột phá trong giải pháp phát triển hạ tầng giao thông • Những dự án BĐS "hồi sinh" • TP.HCM: Hàng nghìn doanh nghiệp "hồi sinh" • Cuộc đua xây tháp cao nhất thế giới ở Trung Đông ngày càng “nóng” • Khám phá biệt thự hơn 800 tỷ đồng với nội thất quý tộc • Khám phá “khu phố trắng” ở Tây Ban Nha • Nhìn lại kinh tế-xã hội Việt Nam sau 5 năm gia nhập WTO • Sản xuất công nghiệp sẽ khả quan hơn • 10 dinh thự đắt nhất thế giới của tỷ phú • Nhà 4,6 triệu USD điều khiển bằng iPad • Kiến trúc sư Mỹ được tôn vinh với công trình tại Việt Nam • Đức - Thị trường bất động sản hấp dẫn nhất châu Âu • Khách sạn Utter Inn • Công trình NEO Bankside • Thương hiệu “Thụy điển” • Văn Miếu - Quốc Tử Giám, biểu tượng trường tồn tinh hoa văn hóa, giáo dục Việt Nam • Triển khai nhiều giải pháp xử lý mất cân đối thị trường bất động sản • Chinh phục thế giới bằng công trình kiến trúc • Kinh nghiệm về xây dựng hình ảnh đô thị của “Thủ đô xanh nhất châu Âu” • Cung điện dưới lòng đất Mát-xcơ-va • Stockholm– Thủ đô duyên dáng đến lạ kỳ • Làng ứng dụng năng lượng tái tạo tại Ý • Putrajaya – đô thị có quy hoạch thông minh của Malaysia • Kinh ngạc những tòa nhà xây tốc độ "tên lửa" • 10 luật có hiệu lực từ 1.1.2013 • Cầu đi bộ hình “Vỏ sò” trên sông Hàn • Di sản nổi tiếng thế giới – quần thể khu đền Khajuraho • Việc đòi nợ và sự khôn ngoan • BeekmanTower: Tòa nhà đẹp nhất thế giới năm 2012 • Nghệ thuật chiếu sáng Giáng sinh • Khám phá “rừng nhiệt đới nhân tạo” lớn nhất thế giới • Nhật Bản ra mắt tàu đệm từ siêu tốc mới hiện đại nhất thế giới • Chiêm ngưỡng khách sạn xây bằng 10 tấn muối • Dự án nhà ga siêu lớn của Mỹ • Ngắm đường hầm tình yêu lãng mạn nhất thế giới • Praha xinh đẹp • Chiêm ngưỡng khách sạn núi lửa ở Chile • Khám phá khu vườn tuyệt đẹp ở Anh • Khám phá nét độc đáo của công trình "tưởng tượng đại dương" • Antalya - làng cổ triệu dân • Chiêm ngưỡng nhà kính lớn nhất thế giới Eden • Độc đáo với khách sạn nổi phòng ngủ chìm • Biến đổi không gian thang máy • Chiêm ngưỡng ngôi nhà mỏng nhất thế giới ở Ba Lan • 5 cây cầu có vẻ đẹp đáng kinh ngạc nhất trên thế giới |