Dân được lợi gì từ chính quyền đô thị? Đề án thí điểm chính quyền đô thị TP.HCM đang lấy ý kiến rộng rãi và nếu được triển khai sẽ có một sự thay đổi rất lớn về mô hình đô thị. Theo đề án, 13 quận nội thành (1, 3, 4, 5, 6, 8, 10, 11, Bình Thạnh, Phú Nhuận, Gò Vấp, Tân Bình và Tân Phú) chỉ có 1 cấp chính quyền, gọi là chính quyền TP.HCM trực thuộc T.Ư với vai trò là đô thị trung tâm, người đứng đầu vẫn là chủ tịch UBND TP; tại mỗi quận, phường sẽ tổ chức bộ máy cơ bản như hiện nay nhưng dưới hình thức là ủy ban hành chính (có thể sẽ được gọi là quận trưởng, phường trưởng). Cấp dưới của chính quyền TP.HCM sẽ có 4 thành phố (vệ tinh) được thành lập mới, gồm: TP.Đông, TP.Nam, TP.Tây và TP.Bắc. Người đứng đầu UBND 4 TP này đề nghị gọi là chủ tịch hoặc thị trưởng và có ngạch bậc tương đương với Phó chủ tịch UBND TP.HCM. Cụ thể, quận 2, 9 và Thủ Đức thuộc TP.Đông với trung tâm là khu đô thị mới Thủ Thiêm, phát triển dịch vụ cao cấp về tài chính, công nghiệp công nghệ cao… Toàn bộ Q.7, H.Nhà Bè, một phần diện tích P.7 (phía nam rạch Bà Tàng, Q.8) và 2 xã Bình Hưng, Phong Phú (H.Bình Chánh) thuộc TP.Nam với trung tâm là khu đô thị nam TP, khu vực thị trấn Nhà Bè và khu đô thị cảng Hiệp Phước; cơ sở phát triển là công nghiệp, dịch vụ cảng… Toàn bộ Q.Bình Tân, một phần diện tích P.7, P.16 (phần phía tây sông Cần Giuộc và đường An Dương Vương, Q.8), diện tích 4 xã An Phú Tây, Tân Kiên, Vĩnh Lộc A, Vĩnh Lộc B (H.Bình Chánh) thuộc TP.Tây, là đầu mối giao lưu kinh tế với ĐBSCL, với trung tâm là khu đô thị thuộc xã Tân Kiên giáp QL1, tập trung phát triển các ngành dịch vụ, khu công nghiệp, dân cư… TP.Bắc gồm Q.12 và H.Hóc Môn, là nơi phát triển dịch vụ, du lịch sinh thái, nông nghiệp kỹ thuật cao… 3 lợi ích chính của người dânTheo phân tích của TS Võ Trí Hảo, Khoa Luật (Đại học Kinh tế TP.HCM), về tổng quan, mô hình chính quyền đô thị (CQĐT) mà TP.HCM đang hướng tới, về bộ máy tổ chức sẽ mang lại những ích lợi sau: Thứ nhất, giảm bớt cấp hành chính kéo theo sẽ giảm bớt các bước trong thủ tục hành chính. Đặc biệt, đề án quan niệm mỗi cấp chính quyền là một “pháp nhân công quyền”. Lúc đó công dân vùng đang đô thị hóa và vùng nông thôn (vùng 2 và 3) sẽ hoặc nộp và nhận lại hồ sơ từ chính quyền cấp xã, TP vệ tinh (nếu vấn đề thuộc quyền của pháp nhân công quyền cơ sở), hoặc nộp và nhận lại hồ sơ tại chính quyền TP (nếu vấn đề thuộc pháp nhân công quyền TP); công dân 13 quận nội thành (vùng 1 - vùng đô thị) thì còn “sung sướng” hơn nữa, chỉ nộp mọi loại hồ sơ tại một cơ quan duy nhất là chính quyền TP, đồng thời là chính quyền cơ sở. Lúc này, việc luân chuyển hồ sơ giữa các bộ phận của pháp nhân công quyền là việc nội bộ của pháp nhân, công dân không cần quan tâm.
Thứ hai, việc đề án công nhận toàn TP là một cộng đồng thống nhất, có thể đi tới việc người dân có thể làm thủ tục hành chính bất kỳ nơi nào mà mình thấy tiện lợi, không nhất thiết phải tại nơi mình đăng ký hộ khẩu thường trú như hiện nay. Thứ ba, tất cả các vụ án hành chính trong hoạt động công vụ ở TP, sẽ
chỉ có 2 loại bị kiện duy nhất: chính quyền TP và chính quyền cơ sở.
Việc công dân, doanh nghiệp đòi bồi thường nhà nước cũng sẽ dễ hơn rất
nhiều so với hiện nay. Công dân dễ dàng đòi bồi thường nhà nước, thì nhà
nước phải thận trọng hơn trong hành xử quyền lực. Tạo ra nhiều đột pháTS Trần Du Lịch, Phó trưởng đoàn ĐBQH TP.HCM, thành viên ban soạn thảo đề án, cũng cho rằng với mô hình tổ chức 4 đô thị trực thuộc sẽ tăng tự chủ, có điều kiện nâng cao phúc lợi cho người dân tốt hơn thay vì cả TP lớn phải quán xuyến toàn bộ. Khi tổ chức 4 đô thị trực thuộc thành một cấp chính quyền đầy đủ thì ở đó sẽ thiết lập các cơ quan dân cử cơ sở mà ở đó tiếng nói, hoạt động người dân gắn chặt với bản chất chính quyền của dân, đó là hướng tới mô hình mới. Theo TS Lịch, khi đề án được triển khai sẽ tạo ra nhiều đột phá. 2 cấp chính quyền bao gồm cấp TP trực thuộc T.Ư và cấp cơ sở sẽ thực chất hơn, minh bạch tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm, “chứ không họp nhau rồi đi xin, đề nghị như hiện nay”. Đặc biệt, ông cho rằng mô hình CQĐT giúp phúc lợi công cộng sẽ rõ ràng và thực chất hơn. “Ví dụ 13 quận nội thành thì phúc lợi chung của xã hội thì chung cho 13 quận nội thành chứ không phải là ở nơi nào học nơi đó, chỗ nào thuận tiện thì mình cho con cái theo học. Tương lai phúc lợi của TP này hơn TP kia thì người dân có thể so sánh. Các TP sẽ phải cạnh tranh hơn để phục vụ dân tốt hơn, chính quyền sẽ thi đua với nhau để nâng phúc lợi lên”, ông phân tích.
|
||
Tin khác : • Kiến trúc độc đáo của văn phòng của Google ở Hà Lan • Bộ trưởng Trịnh Đình Dũng làm việc với Tập đoàn Taisei Nhật Bản • Ngành xây dựng Singapore tiếp tục phát triển mạnh • 9 thành phố "xanh đỏ tím vàng" lòe loẹt nhất thế giới • Giảm căn hộ loại lớn trong năm 2014 • Bất động sản thương mại "lọt mắt xanh" của các nhà đầu tư toàn cầu • Patuxay, khải hoàn môn của người Lào • Tổng hợp 10 thư viện có kiến trúc đẹp nhất trong năm 2013 • Tòa tháp siêu xa xỉ của Porsche khiến giới tỉ phú “phát cuồng” • Choáng với siêu biệt thự kiểu Pháp hướng biển giá gần 3.000 tỷ đồng • Vẻ đẹp của dinh thự hơn 570 tỷ đồng có quầy bar bí mật • Kinh tế Việt Nam đã thoát khỏi khó khăn • Công trình chưa hoàn thiện đã đoạt giải về kiến trúc • Những cây cầu có kiến trúc kỳ lạ • Trường học nổi tại Makoko • Seoul sẽ có tháp “vô hình” đầu tiên trên thế giới • “Nhà thụ động” • Kinh tế khởi sắc là tín hiệu tốt cho thị trường BĐS • Nhật Bản: Công nghệ chống động đất mới cho tòa nhà cao tầng • Gia tăng nguồn tiền đổ vào bất động sản • Độc đáo khách sạn giữa lòng sa mạc • “Ốc đảo xanh” • "Ring of Life" dự án khổng lồ tại Trung Quốc • Công nghệ mô phỏng 3D - giải pháp đột phá cho các kỹ sư • Khi Bộ trưởng thấu hiểu ước nguyện nhà ở của dân • Dân được lợi gì từ chính quyền đô thị? • Công nghệ đào hầm tiết kiệm năng lượng • Phát triển nhà xã hội để điều chỉnh lệch pha cung - cầu • Khám phá bức tường trèo cao nhất hành tinh • Ngắm nhà ga dát vàng siêu sang ở Ả Rập • Mặt tiền pa-nô năng lượng mặt trời và cây xanh • Xây dựng mới tại Klaksvik - Đan Mạch • Dự án nhà ở bảo tồn năng lượng tại Hàn Quốc • TP.HCM công bố Quyết định điều chỉnh quy hoạch giao thông • Bộ Xây dựng: Hướng dẫn xác định đối tượng được vay gói hỗ trợ nhà ở 30 nghìn tỷ đồng • Định hướng phát triển hệ thống đô thị Việt Nam theo hướng tăng trưởng xanh • TP.HCM: Hạn chế xây nhà cao tầng • Vẻ đẹp của pháo đài • Thủ tướng dự Hội nghị Diễn đàn Kinh tế thế giới về Đông Á • Gói tín dụng 30 nghìn tỷ cho vay BĐS: Đã có tín hiệu tích cực • Chính sách phát triển nhà ở xã hội của Hà Lan • Chiến lược phát triển xanh của Toronto • 7 kỷ lục Việt Nam mới được xác lập kỷ lục châu Á • Quan hệ Việt Nam-Singapore hướng tới tầm cao mới • Công nghệ túi đất • Mời tư vấn nước ngoài nghiên cứu quy hoạch vùng Thủ đô Hà Nội • Nhà thờ xây dựng trên... cột đá • Thăm quan “Vườn mây” độc đáo tại Áo • Sàn nhảy tạo ra năng lượng • Trường học tại Mỹ dùng sinh khối gỗ dăm và mái nhà xanh để cắt giảm chi phí năng lượng mùa đông • Những biểu tượng của kiến trúc hiện đại • Có 1 tỷ đồng, làm sao mua nhà ở ngay? • Tòa nhà năng lượng từ tảo đầu tiên trên thế giới • Những thành phố rực rỡ sắc màu • Chiêm ngưỡng căn hộ penthouse đắt nhất thế giới • Nhà ở xã hội ở Singapore đẹp như chung cư cao cấp • Đột phá trong giải pháp phát triển hạ tầng giao thông • Những dự án BĐS "hồi sinh" • TP.HCM: Hàng nghìn doanh nghiệp "hồi sinh" • Cuộc đua xây tháp cao nhất thế giới ở Trung Đông ngày càng “nóng” • Khám phá biệt thự hơn 800 tỷ đồng với nội thất quý tộc • Khám phá “khu phố trắng” ở Tây Ban Nha • Nhìn lại kinh tế-xã hội Việt Nam sau 5 năm gia nhập WTO • Sản xuất công nghiệp sẽ khả quan hơn • 10 dinh thự đắt nhất thế giới của tỷ phú • Nhà 4,6 triệu USD điều khiển bằng iPad • Kiến trúc sư Mỹ được tôn vinh với công trình tại Việt Nam • Đức - Thị trường bất động sản hấp dẫn nhất châu Âu • Khách sạn Utter Inn • Công trình NEO Bankside • Thương hiệu “Thụy điển” • Văn Miếu - Quốc Tử Giám, biểu tượng trường tồn tinh hoa văn hóa, giáo dục Việt Nam • Triển khai nhiều giải pháp xử lý mất cân đối thị trường bất động sản • Chinh phục thế giới bằng công trình kiến trúc • Kinh nghiệm về xây dựng hình ảnh đô thị của “Thủ đô xanh nhất châu Âu” • Cung điện dưới lòng đất Mát-xcơ-va • Stockholm– Thủ đô duyên dáng đến lạ kỳ • Làng ứng dụng năng lượng tái tạo tại Ý • Putrajaya – đô thị có quy hoạch thông minh của Malaysia • Kinh ngạc những tòa nhà xây tốc độ "tên lửa" • 10 luật có hiệu lực từ 1.1.2013 • Cầu đi bộ hình “Vỏ sò” trên sông Hàn • Di sản nổi tiếng thế giới – quần thể khu đền Khajuraho • Việc đòi nợ và sự khôn ngoan • BeekmanTower: Tòa nhà đẹp nhất thế giới năm 2012 • Nghệ thuật chiếu sáng Giáng sinh • Khám phá “rừng nhiệt đới nhân tạo” lớn nhất thế giới • Nhật Bản ra mắt tàu đệm từ siêu tốc mới hiện đại nhất thế giới • Chiêm ngưỡng khách sạn xây bằng 10 tấn muối • Dự án nhà ga siêu lớn của Mỹ • Ngắm đường hầm tình yêu lãng mạn nhất thế giới • Praha xinh đẹp • Chiêm ngưỡng khách sạn núi lửa ở Chile • Khám phá khu vườn tuyệt đẹp ở Anh • Khám phá nét độc đáo của công trình "tưởng tượng đại dương" • Antalya - làng cổ triệu dân • Chiêm ngưỡng nhà kính lớn nhất thế giới Eden • Độc đáo với khách sạn nổi phòng ngủ chìm • Biến đổi không gian thang máy • Chiêm ngưỡng ngôi nhà mỏng nhất thế giới ở Ba Lan • 5 cây cầu có vẻ đẹp đáng kinh ngạc nhất trên thế giới |